• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Kinh nguyệt là gì? Những điều cần chú ý khi có kinh nguyệt bạn cần biết

Ngày đăng : 22-06-2017 - Lượt xem : 3523

Kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tất yếu xảy ra ở tất cả chị em phụ nữ. Thế nhưng, có bao nhiêu người nắm rõ kiến thức để lý giải được kinh nguyệt là gì? Những điều cần chú ý khi có kinh nguyệt. Chính những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có biện pháp quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân dễ dàng hơn.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt được định nghĩa là sự ra máu có chu kì, mỗi tháng một lần ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt sẽ kéo dài từ giai đoạn dậy thì và đến thời kỳ mãn kinh. Kinh nguyệt cũng bao gồm ngày hành kinh, ngày rụng trứng và chu kì kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là gì? Những điều cần chú ý khi có kinh nguyệt

Kinh nguyệt là gì?

Về độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt, trước kia, các bạn gái thường bắt đầu có kinh ở độ tuổi 15-18. Nhưng ngày nay, do sự phát triển của xã hội, đời sống của chúng ta cũng được nâng cao nên có những bạn nữ 11-12 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt.

Về ngày có kinh nguyệt, bình thường ngày đèn đỏ sẽ kéo dài 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp hành kinh 2 – 7 ngày cũng được gọi là bình thường.

Về sự lặp lại của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường trong khoảng 21 đến 35 ngày. Đối với những bạn gái mới bắt đầu có kinh, do sự phát triển chưa hoàn thiện của buồng trứng thì chu kì kinh nguyệt có sự dao động rộng hơn, thường trong khoảng 21 đến 45 ngày.

Mỗi lần hành kinh, một bạn gái sẽ mất khoảng 20–200 ml máu kinh. Thực tế, máu kinh nguyệt chỉ chứa 1 ít máu, cùng với đó là chất nhầy ở cổ tử cung, âm đạo và các mô nội mạc cổ tử cung. Máu kinh nguyệt có màu nâu đỏ, hơi đậm hơn so với máu tĩnh mạch.

→ Tại sao lại có kinh nguyệt?

Ở phụ nữ trưởng thành, hàng tháng sẽ có 1 quả trứng (tùy trường hợp có thể là 2) chín và rụng. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể các bạn nữ bắt đầu sản xuất rất nhiều hormone estrogen hơn. Hormone này phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra một môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Nồng độ estrogen tăng cao cũng làm gia tăng đột ngột hormone LH. Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín. Trứng này sẽ nhanh chóng bị cổng ống dẫn trứng gần nhất hút và đi tới tử cung.

Tại đây, nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Nếu không, lớp nội mạc tử cung đã chuẩn bị để cho trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ bắt đầu bong tróc. Lúc này, hormone estrogen và hormone LH được tiết ra trước đó cũng bắt đầu suy giảm. Điều này làm cho các mạc máu nuôi dưỡng lớp nội mạc bị đứt. Dưới sự co bóp của tử cung, những mạch máu này sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với trứng và lớp nội mạc bị bong tróc tạo thành máu kinh nguyệt hay chính là kinh nguyệt ở bạn gái.

Vệ sinh trong ngày hành kinh như thế nào?

Kinh nguyệt là gì? Những điều cần chú ý khi có kinh nguyệt

Những điều cần chú ý khi có kinh nguyệt

Trong thời gian hành kinh, nếu không biết cách vệ sinh cơ thể và đặc biệt là vùng kín có thể khiến nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến cả khả năng sinh sản.

► Chị em nên chú ý thay băng vệ sinh 4 - 6 tiếng 1 lần. Sau đó nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, không được thụt rửa sâu vào bên trong, điều này có thể gây viêm nhiễm ngược dòng. Bạn cũng không được sử dụng sữa tắm hay xà phòng để vệ sinh vùng kín, điều này có thể làm mất cân bằng pH trong âm đạo, gây viêm nhiễm phụ khoa.

► Trong thời gian có kinh, việc tắm rửa bằng nước ấm sẽ khiến chị em cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ nên tắm 1 lần 1 ngày và không nên tắm bồn hay ngâm mình quá lâu trong nước.

► Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng kín, cần lau khô người bằng khăn sạch và đóng băng vệ sinh mới. Việc lau khô người và vùng kín khá quan trọng, bởi vì ẩm ướt là môi trường lý tưởng để nấm và vi khuẩn phát triển.

Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp thêm về những vấn đề liên quan đến cách tính chu kỳ kinh nguyệt và các bệnh lý về kinh nguyệt, hãy nhấp vào khung tư vấn bên dưới các chuyên gia sẽ trực tiếp giải đáp tận tình.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người