• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ như thế nào ?

Ngày đăng : 06-06-2017 - Lượt xem : 1429

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm và tương đối phổ biến. Bệnh này phát triển theo từng giai đoạn với những biểu hiện riêng biệt. Vậy, làm thế nào để nhận biết căn bệnh này? Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin bổ ích về triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ, người bệnh hãy cùng tham khảo để sớm phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời căn bệnh này nhé.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ

Bệnh giang mai được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh này do loại vi khuẩn có cấu trúc dạng xoắn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc bệnh giang mai tương đối cao, từ trẻ sơ sinh đến người già. Trong đó, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh giang mai cao nhất là những ai đang trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ

Bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ đều phát triển qua từng giai đoạn khác nhau với những triệu chứng đặc trưng như:

→ Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

➣ Sau thời gian ủ bệnh, giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn, chủ yếu là ở bộ phận sinh dục như: Môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, quy đầu, thân dương vật… hoặc ở bên trong và xung quanh miệng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh.

➣ Các vết loét này thường có hình tròn hay bầu dục, kích thước từ 0.3 - 3cm, bờ nhẵn, có màu đỏ, không đau, không ngứa và không có mủ. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị nổi hạch hai bên bẹn, hạch cứng nhưng không gây đau.

➣ Những vết loét này sẽ tự lành trong khoảng 4 – 8 tuần, không để lại sẹo nhưng không có nghĩa bệnh đã khỏi mà đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.

→ Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn 2 bắt đầu với hiện tượng lòng bàn tay, lòng bàn chân cũng như các bộ phận khác trên cơ thể xuất hiện các vết mẩn có màu nâu, thường không gây ngứa hay đau.

Giang mai giai đoạn 2 còn có các triệu chứng khác kèm theo như: Căng thẳng, lo lắng, cơ thể mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau họng, đau đầu, sốt, nổi hạch, rụng tóc, sụt cân không rõ nguyên nhân…

→ Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn này, tuy xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể, nhưng bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng nào. Giang mai giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài trong nhiều năm, và nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn cuối với các triệu chứng nghiêm trọng.

→ Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối

Giang mai giai đoạn cuối có thể kéo dài từ 10 – 40 năm sau khi nhiễm bệnh và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như:

➣ Gôm giang mai: Thời kỳ này tổn thương thường ăn sâu và khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương… với những biểu hiện như: Xuất hiện khối u sùi, ban đầu chúng rất chắc và cứng, nhưng sau đó mềm dần và có hiện tượng loét tiết ra các dịch mủ sánh, đặc và có lẫn máu, không đau, khi dịch mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng và sẽ dần bị sẹo hóa…

➣ Củ giang mai: Là những tổn thương nhô lên mặt da, có màu hồng đỏ, đường kính nhỏ, không đau. Những tổn thương này thường tập trung thành từng cụm, xếp theo hình nhẫn hay hình cung, có ranh giới rõ ràng, số lượng có thể lên đến vài chục… Các củ giang mai không phát triển theo hướng lành tính, thường bị hoại tử, teo nhỏ hoặc hình thành vết loét, chúng rất lâu lành và dễ để lại sẹo.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ

Giang mai là bệnh xã hội hết sức nguy hiểm, nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời và có thể gây ra những biến chứng khôn lường, phá hủy tim, mắt, gan, hệ thống thần kinh và xương khớp… đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ là bệnh, các bệnh nhân đừng e ngại mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các chuyên gia kiểm tra, làm xét nghiệm, nhằm chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng hỗ trợ chữa trị hiệu quả.

Mong rằng, qua nội dung bài viết trên có thể giúp người bệnh nhận biết được bệnh giang mai và nhanh chóng tiến hành hỗ trợ điều trị bệnh, để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người