• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Những cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ hiệu quả nhất

Ngày đăng : 04-08-2017 - Lượt xem : 1537

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý viêm nhiễm thường gặp ở đường tiết niệu. Khi chẳng may mắc phải bệnh này, không những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà còn gây hại cho khả năng sinh sản về sau của người bệnh. Vậy để bảo vệ an toàn hơn cho sức khỏe bản thân, thì ngay bây giờ người bệnh hãy tìm hiểu chi tiết về cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!

 

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Là phụ nữ, chắc hẳn chị em đã không còn cảm thấy xa lạ với các triệu chứng của bệnh viên đường tiết niệu như: Tiểu buốt, tiểu rát, thậm chí tiểu ra máu….Nhưng tỷ lệ tái phát bệnh cao gấp 5 lần ở nam giới, thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu:

Do cấu tạo đường niệu ở chị em phụ nữ thường ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Trong đó, vi khuẩn E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong đường ruột và rất dễ gây viêm nhiễm khi sống trong đường niệu. Đây chính là một trong những nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ.

Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh hậu môn khi đi đại tiện là từ sau ra trước do thuận tay. Thế nhưng, chị em không biết rằng thói quen này sẽ khiến cho vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào đường niệu gây viêm nhiễm. Cách vệ sinh đúng phải là từ trước ra sau, tức vệ sinh từ âm đạo cho đến hậu môn.

Việc sử dụng băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Chính vì vậy, lời khuyên cho chị em là nên cách 4 tiếng thì thay băng vệ sinh 1 lần.

Các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho chị em phụ nữ dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi vì khi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ hiệu quả

Trong trường hợp viêm đường tiết niệu không được quan tâm chữa trị kịp thời, sẽ làm tắc vòi dẫn trứng, viêm nhiễm buồng trứng, thậm chí cản trở quá trình thụ thai dẫn đến vô sinh ở nữ giới….

Chính vì thế, người bệnh viêm đường tiết niệu cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chuyên gia chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm tiến hành làm xét nghiệm và điều trị khỏi hẳn bằng thuốc kháng sinh hoặc điều trị bằng thuốc đông y.

Thường thì viêm đường tiết niệu sẽ được áp dụng điều trị bằng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn. Ngoài ra, có một số ít trưởng hợp sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc đông y, vừa giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu vừa mang lại hiệu quả bồi bổ sinh khí cũng như trí lực cho cơ thể người bệnh.

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở phụ nữ như thế nào?

Để phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát trở lại, chị em phụ nữ chúng ta cần tham khảo một số cách dưới đây như:

► Chú ý hơn về vấn đề vệ sinh cá nhân, nhất là vùng kín phải sạch sẽ hằng ngày và không được sử dụng dung dịch vệ sinh hay xà phòng tắm có nồng độ cao….

► Nên thường xuyên thay quần lót mang chất liệu thông thoáng.

► Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày và đi ngủ đúng giờ.

► Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu sẽ khiến bệnh viêm đường tiết niệu nặng hơn hoặc tái phát trở lại sau khi đã điều trị.

► Sau khi có quan hệ tình dục, chị em nên đi tiểu để vi khuẩn trôi khỏi đường niệu đạo, tránh gây viêm nhiễm.

► Sử dụng băng vệ sinh chất luợng tốt và cách 4 tiếng nên thay băng 1 lần vào những ngày kinh nguyệt.

Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết này, nếu người bệnh vẫn còn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ >>> Hãy [Nhấp vào đây] để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, nhanh chóng.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người