• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Bệnh Viêm Tuyến Vú Ở Phụ Nữ Sau Sinh

Ngày đăng : 14-12-2020 - Lượt xem : 796

Viêm tuyến vú khi cho con bú là tình trạng hay gặp, gây đau đớn, khó chịu cho người mẹ, ảnh hưởng lớn đến việc cho con bú. Phụ nữ sinh con lần đầu do chưa có kinh nghiệm cho con bú và vệ sinh chăm sóc vú không đúng cách nên rất dễ bị viêm tuyến vú. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh. Hãy cùng theo dõi để nắm những thông tin hữu ích nhé. 

VIÊM TUYẾN VÚ TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Ở PHỤ NỮ SAU SINH

Tại sao viêm tuyến vú lại dễ gặp với phụ nữ sau sinh 

Trước khi tìm hiểu triệu chứng và cách phòng ngừa viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh như thế nào, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tuyến vú nhé. 

Theo thống kê cho thấy, có hơn 65% phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến vú, trong đó có đến 47% là chị em có con lần đầu mắc bệnh, nguyên nhân là do:

>>>>> Tắc ống dẫn sữa: nếu sữa không được hút hết sau khi cho con bú, một số ống dẫn sữa sẽ bị tắc. sự tắc nghẽn gây ứ đọng sữa.

>>>>> Vi khuẩn xâm nhập tuyến vú: vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể thâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua vết nứt ở da núm vú hoặc lỗ mở của các ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú là môi trường nuôi dưỡng tốt cho vi khuẩn phát triển.

>>>>> Nhiễm trùng tuyến vú thường xảy ra trong vòng 3 tháng đầu sau sinh, nhưng cũng có thể ở những phụ nữ không cho con bú và phụ nữ đã mãn kinh. Một số nguyên nhân gây viêm vú khác như: hút thuốc lá (chất độc trong thuốc lá có thể gây tổn thương tuyến vú), đặt túi ngực, cạo hoặc nhổ lông quanh núm vú.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tuyến vú ở phụ nữ sau

>>>>> Những nguyên nhân khác bao gồm viêm tuyến vú mãn tính và một dạng hiếm gặp ung thư vú dạng viêm. Viêm tuyến vú ít gặp ở phụ nữ khỏe mạnh hơn phụ nữ bệnh lý mãn tính như tiểu đường, AIDS hoặc suy giảm miễn dịch. Khoảng 1-3% phụ nữ cho con bú bị viêm tuyến vú. Đôi khi viêm vú làm cho các bà mẹ phải ngưng cho con bú sớm hơn dự định, mặc dù điều này thực sự không cần thiết. Ứ đọng sữa và không hút sữa dư sau cho con bú là nguyên nhân thúc đẩy viêm tuyến vú nặng hơn.

>>>>> Viêm tuyến vú mãn tính xảy ra ở phụ nữ không cho con bú, ở phụ nữ đã mãn kinh, thường là do tình trạng viêm mãn tính của các ống tuyến ngay dưới núm vú. Sự thay đổi nội tiết có thể làm cho các ống dẫn sữa bị bít tắc dưới các tế bào da chết. Sự tắc nghẽn này làm cho tuyến vú dễ dàng nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn tuyến vú có khuynh hướng tái phát sau điều trị.

Một số triệu chứng thường gặp viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh

Theo các chuyên gia phụ khoa Hoàn Cầu cho biết, chị em cần phải chú ý viêm tuyến vú thường chỉ xảy ra 1 bên vú (nếu bị đau nhức 2 bên chị em cần nghĩ tới khả năng khác).

Khi bị viêm tuyến vú, chị em sẽ có những triệu chứng sau:

Khi bị viêm tuyến vú thường xuất hiện các triệu chứng sau:

+ Đau, ngứa, sưng vú.

Vùng vú bị viêm sưng, ấn thấy đau, đỏ thường có dạng hình nêm (hình chữ V).

Khi cho con bú có cảm giác nóng rát, sữa tiết ra không thông suốt.

Sốt, sợ lạnh.

Mệt mỏi.

Trường hợp nặng gây sốt cao, rất đau, tuyến sữa có mủ.

=> Viêm tuyến vú là bệnh không quá nguy hiểm, dễ điều trị nhưng chị em không vì thế mà chủ quan, nhất là chị em đang trong giai đoạn cho con bú và chăm con nhỏ. Việc không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: tắt sữa, trẻ khoái khóc không chịu vú nên viêm tụ mủ, áp - xe vú, viêm tuyến vú mãn tính và nguy cơ tái phát nhiều lần...

Phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm tuyến vú như thế nào ? 

Việc phòng ngừa viêm tuyến sữa sau sinh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất để chăm con, cũng như có nguồn sữa chất lượng cho bé, các mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

 Cho trẻ bú đúng cách: Ngậm bắt vú tốt, miệng trẻ mở rộng, ngậm hoàn toàn núm vú.

 Nên cho bé bú hết một bên vú sau đó mới chuyển sang bên còn lại.

 Thường xuyên thay đổi các tư thế cho con bú có thể giúp cho trẻ bú hết toàn bộ sữa trong vú.

Đi khám và nhận các lời khuyên của chuyên gia chuyên khoa khi bị viêm tuyến vú

 Nếu cần tạm ngưng khi đang cho con bú, có thể sử dụng các ngón tay để kẹp giữ vú.

 Không mặc áo ngực quá chật hoặc sử dụng miếng dán ngực, đây là nguyên nhân gây núm vú bị ẩm sau khi cho con bú.

 Nên giữ thoáng núm vú.

 Khi thấy vú có vị trí cứng, ấn đau cần chườm ấm, xoa bóp giảm hiện tượng tắc tia sữa.

 Nếu bạn bị đau núm vú trong khi cho con bú, cần gặp chuyên gia hoặc các chuyên gia tư vấn cho con bú để được tư vấn hợp lý.

Tại TPHCM, chị em có thể đến Khoa Phụ Khoa thuộc Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được chuyên gia khám, điều trị khỏi bệnh trong thời gian ngắn, tránh bệnh có chuyển biến xấu sẽ gây khó khăn và tốn kém thời gian, chi phí điều trị.

Phòng khám Hoàn Cầu đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc viêm tuyến vú sau sinh. Với đội ngũ y chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại cùng quy trình khám chữa nhanh, gọn, không chờ đợi... sẽ mang đến cho chị em chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Nếu chị em vẫn còn băn khoăn về bệnh viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh hoặc có nhu cầu đặt hẹn khám trước hãy Nhấp chuột vào bảng tư vấn, bạn sẽ được chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí, các thông tin cá nhân bảo mật.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người