• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Chậm kinh đau bụng dưới lâm râm là bệnh gì?

Ngày đăng : 29-07-2024 - Lượt xem : 48

Phụ nữ thường rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy bị chậm kinh đau bụng dưới lâm râm là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng này và những nguyên nhân tiềm ẩn khác.

CHẬM KINH ĐAU BỤNG DƯỚI LÂM RÂM CÓ PHẢI DO MANG THAI?

Khi xuất hiện các triệu chứng như chậm kinh, đau bụng dưới và đau lưng, nhiều chị em sẽ nghĩ ngay đến khả năng mang thai. Điều này có đúng không?

Thực tế, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng sau khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc áp dụng biện pháp tránh thai không hiệu quả mà thấy chậm kinh, đau lưng, đau bụng dưới thì có thể nghĩ đến khả năng mang thai.

Khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, hormone thai kỳ sẽ tăng lên, dẫn đến cảm giác đau lâm râm ở bụng dưới và lưng. Lớp niêm mạc tử cung không bong ra mà tạo thành lớp lót để nuôi dưỡng thai nhi, gây ra hiện tượng chậm kinh.

Để xác định chính xác có mang thai hay không, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà. Tuy nhiên, thử thai quá sớm có thể cho kết quả không rõ ràng hoặc dương tính giả. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm Beta HCG hoặc siêu âm đầu dò, giúp xác định chính xác tình trạng thai kỳ, tuần tuổi và vị trí thai nhi.

Các chuyên gia cho biết “Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh đau bụng dưới lâm râm. Tuy nhiên, đừng chủ quan vì bất cứ lý do gì! Bên cạnh có thai, đây còn là dấu hiệu “tiềm ẩn” của nhiều vấn đề phụ khoa nghiêm trọng khác”

[CẦN BIẾT] CHẬM KINH ĐAU BỤNG DƯỚI LÂM RÂM LÀ BỆNH GÌ?

Ngoài mang thai, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra chậm kinh đau bụng dưới lâm râm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Yếu Tố Bên Ngoài Gây Tác Động

♦ Tâm Lý: Căng thẳng, stress hoặc lo âu kéo dài có thể làm cơ thể mệt mỏi và gây ra các triệu chứng như chậm kinh, đau lưng, đau bụng dưới. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến vô kinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

♦ Chế Độ Tập Luyện và Ăn Uống: Tập luyện thể thao quá sức, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc lao động nặng nhọc cũng có thể gây ra chậm kinh.

♦ Tác Dụng Phụ Của Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc nội tiết tố, thuốc giảm cân, thuốc an thần, hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra chậm kinh, đau lưng và đau bụng dưới.

Bệnh Lý Liên Quan Đến Tử Cung

Các bệnh lý như viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chậm kinh, đau lưng và đau bụng dưới. Ngoài ra, chị em còn có thể gặp phải các triệu chứng như khí hư ra nhiều, đau rát khi quan hệ.

Tuyến Giáp Bất Thường

Chu kỳ kinh nguyệt chịu tác động của hormone nội tiết tố do tuyến yên và tuyến giáp tiết ra. Nếu các hormone này mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra chậm kinh và đau lâm râm ở bụng dưới

Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone và testosterone, gây hạn chế rụng trứng. Phụ nữ mắc hội chứng này có thể mất kinh hoàn toàn hoặc kinh nguyệt không đều, kèm theo các triệu chứng như da nổi mụn, rậm lông, chướng bụng và đau bụng, đau lưng.

Bệnh Lý Phụ Khoa Khác

Chậm kinh, đau lưng, đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa khác như nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu. Những bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như đau rát vùng kín, sưng âm đạo, khí hư ra nhiều và có mùi hôi…

Cảnh báo: Nếu để tình trạng chậm kinh, đau lưng và đau bụng dưới kéo dài, bạn có thể đối mặt với nhiều biến chứng về sức khỏe như vô sinh-hiếm muộn, mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến nhan sắc (sạm da, nổi mụn), khô âm đạo.

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ CHẬM KINH ĐAU BỤNG DƯỚI TẠI ĐA KHOA HOÀN CẦU

Tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, chị em sẽ được thăm khám, siêu âm và được chỉ định thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, liên quan khác nhằm xác định rõ nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý. Dựa vào kết quả, chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm:

♦ Đình chỉ thai ngoài ý muốn: Sử dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) hoặc phá thai ngoại khoa (hút thai, nạo thai).

♦ Phương pháp Oxygen O3: Đây là công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa toàn diện, đem đến hiệu quả cao, an toàn và đồng thời giảm thiểu khả năng tái phát.

♦ Kỹ thuật Dao Leep: Điều trị các bệnh lý ở tử cung với hiệu ứng nhiệt thấp, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng nữ giới.

♦ Điều trị bằng thuốc: Ổn định nội tiết, điều hòa kinh nguyệt và thuốc đặc trị viêm phụ khoa.

Để tăng hiệu quả điều trị, chị em cần kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng cho vùng bụng dưới, giúp tăng lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, hấp thụ thuốc tốt nhất và thuận lợi cho kỳ hành kinh. Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để phòng ngừa trễ kinh.

Trên đây là những thông tin giải đáp liên quan đến Chậm kinh đau bụng dưới lâm râm là bệnh gì?. Hy vọng chị em có thêm kiến thức và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được chuyên gia tư vấn, hãy nhấn vào bảng chat để được chuyên gia giải đáp nhanh

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người