• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày ?

Ngày đăng : 07-08-2017 - Lượt xem : 1887

Hỏi: Chào chuyên gia, em năm nay 19 tuổi và đã có kinh được 4 năm. Tuy nhiên, từ khi có kinh đến giờ em thường xuyên bị chậm kinh, đôi khi trễ kinh đến gần nửa tháng. Em hiện đang rất lo lắng nên muốn hỏi chuyên gia chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày? Và nguyên nhân gây chậm kinh là gì? Mong sớm nhận được lời giải đáp từ các chuyên gia. Em xin cảm ơn. (K. Liên – TPHCM).

Trả lời: Chào Liên, để hiểu rõ hơn về những vấn đề xung quanh hiện tượng chậm kinh, bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh dao động từ 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa, sức khỏe và thói quen ăn uống, sinh hoạt của chị em phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Tuy nhiên, có trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tận 40 ngày, tức là bị trễ kinh khoảng 7 - 10 ngày. Và kinh nguyệt đến chậm hơn 7 ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một vấn đề bất thường nào đó.

Chính vì vậy, nếu bạn Liên thường xuyên bị chậm kinh đến nửa tháng (khoảng 15 ngày) thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chuyên gia thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây chậm kinh và có hướng khắc phục thích hợp.

Chậm kinh là một biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

⇒ Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh (thuốc nội tiết tố, thuốc giảm cân, thuốc chống đông máu, hoặc thuốc an thần...) hay thuốc tránh thai kéo dài có thể gây chậm kinh. Đặc biệt là thuốc tránh thai, bởi trong loại thuốc này có chứa một chất có thể gây ảnh hưởng đến quá trình và thời gian rụng trứng.

⇒ Chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa hợp lý: Thay đổi chế độ ăn uống hay nghỉ ngơi một cách đột ngột có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Từ đó tác động đến chu kì kinh nguyệt của nữ giới, có thể gây chậm kinh, bế kinh, mất kinh…

⇒ Lạm dụng các chất kích thích: Lạm dụng thuốc lá, cà phê, bia, rượu, thức uống có cồn hay có gas… có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây rối loạn hormone. Từ đó khiến kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đến chậm…

⇒ Tâm lý bất ổn: Những lo âu, áp lực trong công việc và học tập, stress, căng thẳng… có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ, gây chậm kinh.

⇒ Tăng hoặc giảm cân đột ngột: Chế độ ăn uống không hợp lý, lao động hay luyện tập thể dục thể thao quá sức có thể khiến cân nặng tăng hoặc giảm đột ngột. Điều này ảnh hưởng đến việc kiểm soát hoạt động bài tiết hormone estrogen và phóng noãn của não, gây chậm kinh.

⇒ Rối loạn tuyến giáp: Nữ giới mắc các bệnh lý về tuyến giáp hay tuyến giáp hoạt động kém có thể ảnh hưởng đến lượng hormone prolactin. Nồng độ hormone prolactin tăng hay giảm đều có thể khiến kinh nguyệt không đều hay bị chậm kinh…

⇒ Mắc các bệnh lý phụ khoa: Hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ cổ tử cung và tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến yên… đều là những bệnh phụ khoa có thể gây rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.

⇒ Các nguyên nhân gây chậm kinh khác: Nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hay mang thai cũng có thể bị chậm kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Chậm kinh dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản của nữ giới như:

► Khi bị chậm kinh, các chị em sẽ luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Điều này không những ảnh hưởng đến tâm lý, làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc mà còn khiến tình trạng chậm kinh thêm nghiêm trọng hơn.

► Những bệnh lý có thể gây chậm kinh như: U xơ tử cung và cổ tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến yên, buồng trứng đa nang… nếu không được kịp thời chữa trị, có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của các chị em.

Do đó, khi bị chậm kinh các chị em nên nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh. Lưu ý, khi thăm khám nên chọn những cơ sở y tế chuyên khoa đáng tin cậy, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm… để việc khám chữa bệnh đạt kết quả cao.

Với những chia sẻ trên, nếu nữ giới còn có thắc mắc gì thì hãy click vào khung chat để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp và miễn phí.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người