Thông tin mất kinh nguyệt cần biết
Vô kinh là hiện tượng bỗng dưng mất kinh nguyệt ở chị em. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sinh hoạt đời sống hoặc có bệnh lý tiềm ẩn. Cùng tìm hiểu Thông tin mất kinh nguyệt cần biết để có thêm hiểu biết về vấn đề này nhá!
THẾ NÀO GỌI LÀ MẤT KINH NGUYỆT Ở NỮ GIỚI?
Mất kinh nguyệt (hay vô kinh) là tình trạng nữ giới không xuất hiện kinh nguyệt liên tiếp từ hai chu kỳ trở lên. Hoặc các cô gái đến tuổi dậy thì, nhưng vẫn không có kinh nguyệt.
Theo y học hiện nay, vô kinh được chia thành 2 dạng:
Vô kinh nguyên phát
+ Những đối tượng phụ nữ đã đến tuổi 16 - tuổi dậy thì, nhưng chưa một lần trải qua chu kỳ kinh nguyệt.
+ Hoặc 2 năm kể từ thời điểm xuất hiện các dấu hiệu dậy thì.
Vô kinh thứ phát
+ Nữ giới đã có kinh nguyệt, thì bỗng nhiên mất kinh kéo dài.
+ Đối với người có kinh nguyệt đều đặn thì 3 tháng trở lên được xem là vô kinh thứ phát.
+ Đối với người có kinh nguyệt không đều thì phải từ 6 tháng trở lên.
TOP 6 NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY MẤT KINH NGUYỆT
Chế độ giảm cân thiếu khoa học
Nhiều chị em theo đuổi số cân lí tưởng nên ăn ít, ăn thiếu chất dinh dưỡng, tăng cường luyện tập thể thao để đốt năng lượng. Kết quả là chỉ số BMI giảm nhanh chóng, cơ thể mất cân bằng sinh lý.
Đặc biệt, chất béo bị đốt quá nhanh mà bổ sung bù lại không cân bằng, khiến không đủ để tổng hợp các hormone. Từ đó, cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến vô kinh.
Về cách tính chỉ số BMI như sau, BMI (kg / m2) = Tổng trọng lượng (kg) / (chiều cao (m)) ^ 2
+ BMI < 18,5: người gầy.
+ 18,5 <= BMI < 25: người bình thường.
+ 25 <= BMI < 30: người có dấu hiệu béo phì.
+ 30 <= BMI < 40: người béo phì nhẹ (cấp độ I, II).
+ BMI >= 40: người béo phì nặng (cấp độ III).trên 40
Thường xuyên căng thẳng - stress kéo dài
Khi tinh thần ở trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra Cortisol nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng dưới đồi. Đây là vùng tiết ra các hormone điều tiết hormone sinh lý nữ Estrogen sản sinh ở tuyến yên và buồng trứng.
Hệ quả là vùng dưới đồi bị suy yếu chức năng, gây ức chế hoạt động tổng hợp và sản sinh Estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến rối loạn cơ chế sinh lý.
Do vậy, chị em cần hết sức chú ý đến tâm sinh lý của bản thân. Không để áp lực cuộc sống quá nặng, khiến rối loạn tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.
Thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát chu kỳ
Nữ giới áp dụng các biện pháp để kiểm soát sinh sản như đặt vòng, cấy que dưới da, thuốc tránh thai,... Các biện pháp này có chứa một lượng nhỏ hormone dạng tổng hợp. Mục đích là gây ức chế quá trình trứng rụng, gặp tinh trùng để thụ tinh. Vì vậy, mất kinh nguyệt khi thực hiện các biện pháp này là hoàn toàn bình thường.
Chu kỳ của chị em sẽ trở lại bình thường sau khoảng vài tháng kể từ khi dừng áp dụng.
Tuyến giáp hoạt động quá mức - Cường giáp
Tuyến giáp nằm ở cổ, là tuyến nhỏ có hình dạng giống con bướm. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng. Tuyết tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine (hay còn gọi là T4), hormon Tri-iodo Thyronine (hay gọi là T3). Gồm 2 lá thùy trái và phải, được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.
Khi bị rối loạn chức năng ở tuyến giáp, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+ Cường giáp: hormone sản sinh từ tuyến giáp tăng đột ngột, gây ra dư thừa, ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh Estrogen, xuất hiện tình trạng vô kinh. Lúc này, nữ giới còn bị giảm cân nhanh chóng, tim đập nhanh chậm không ổn định, khó ngủ ngon giấc, và hay bị run tay chân, ra mồ hôi nhiều.
+ Suy giáp: hormone từ tuyến giáp bị thiếu hụt, không đủ lượng cần thiết cho chu kỳ ở nữ giới, xuất hiện tình trạng rong kinh.
Bệnh lý buồng trứng đa nang
Hội chứng này có tên tiếng Anh là PCOS, do cơ thể bị rối loạn các nội tiết tố gây nên.
Nam nữ đều có cả hormone sinh dục của cả hai giới. Tùy hormone sinh dục nào được tiết nhiều hơn, sẽ quy định giới tính của người đó. Ở nữ giới, khi nồng độ hormone nam là Androgen tăng đột biến, dẫn đến ức chế hoạt động bình thường các nội tiết tố nữ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ.
+ Biểu hiện bên ngoài: nữ có nhiều lông (đặc biệt lông vùng mặt), giọng trầm, xuất hiện nhiều mụn trứng cá.
+ Biểu hiện bên trong: hình ảnh siêu âm cho thấy buồng trứng có nhiều nang nhỏ nhưng chưa trưởng thành. Dẫn đến khi đến chu kỳ, trứng không thể rụng, gây ra hiện tượng mất kinh nguyệt kéo dài có khi đến 6 tháng.
Bệnh lý suy buồng trứng
Nguyên nhân là do thiếu hụt hormone nữ Estrogen vì:
+ Mãn kinh: đốt với phụ từ tuổi 40 trở lên, bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
+ Phải cắt bỏ buồng trứng: do mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng ung thư hóa,...
Bên cạnh tình trạng vô kinh, nữ giới còn bị khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, biến đổi cảm xúc thất thường.
Các chuyên gia phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp và chia sẻ về Thông tin mất kinh nguyệt cần biết, nếu bạn có điều gì cần trao đổi, giải đáp về cách điều trị, hãy gọi ngay đến hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn kĩ hơn các dấu hiệu mang thai nhé.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người