• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không ?

Ngày đăng : 01-08-2017 - Lượt xem : 4124

Thuốc tránh thai bao gồm thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em phụ nữ ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng thuốc tránh thai vẫn còn tồn tại một vài tác dụng phụ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh nguyệt của các chị em. Vậy, uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không?

Thuốc tránh thai bao gồm thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp, và dù sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, thuốc tránh thai khẩn cấp và một vài loại thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây chậm kinh, và đây cũng là tác dụng phụ xảy ra thường xuyên và rõ rệt nhất.

Uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không?

Uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không?

Việc bị chậm kinh khi sử dụng thuốc tránh thai có thể là do: Thuốc tác động đến lượng nội tiết tố trong cơ thể, khiến chu kỳ kinh nguyệt đến chậm. Tình trạng chậm kinh ở từng chị em thường không giống nhau, có người có người chỉ bị chậm kinh nhưng cũng có người mất kinh đến vài tháng…

Bên cạnh đó, thuốc tránh thai còn gây ra các tác dụng phụ khác như: Buồn nôn và nôn, căng tức ngực. Tùy mức độ giữ nước của cơ thể và cơ địa của mỗi chị em mà hiện tượng căng tức ngực sẽ kéo dài hay ngắn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, hiện tượng chậm kinh ở nữ giới còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

⇒ Mang thai: Chậm kinh được xem là dấu hiệu mang thai sớm ở nữ giới. Chị em phụ nữ nếu có quan hệ tình dục mà không quên dùng thuốc tránh thai hay dùng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ quá lâu, thì nên tiến hành kiểm tra bằng que thử thai hoặc làm xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

⇒ Tâm trạng bất ổn: Tâm trạng không vui, gặp những chuyện buồn phiền, áp lực cuộc sống hay công việc quá lớn… có thể ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh kéo dài.

⇒ Chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa hợp lý: Việc ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất, cộng với việc chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, luyện tập chế độ thể dục thể thao hay vận động quá sức… có thể gây rối loạn hormone trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng chậm kinh.

⇒ Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Không chỉ thuốc tránh thai mà các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cân, hoặc thuốc an thần... cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường.

Uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không?

Uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không?

⇒ Do tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Phụ nữ tăng cân hay giảm cân đột ngột, quá béo hoặc quá gầy cũng thường bị rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt trong trường hợp này chủ yếu là chậm kinh.

⇒ Mắc một số bệnh phụ khoa: Chị em phụ nữ mắc các bệnh lý như: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm buồng trứng... cũng có thể bị chậm kinh.

Như vậy, chậm kinh không chỉ do tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó có thể là do mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy, khi bị chậm kinh các chị em nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám. Qua kết quả thăm khám có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị hiệu quả.

Với những chia sẻ trên, nếu các chị em còn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề “uống thuốc tránh thai có gây chậm kinh không” thì hãy click vào khung chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp và miễn phí.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người