• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả ?

Ngày đăng : 11-08-2017 - Lượt xem : 3010

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn, các biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện ở cả miệng và luỡi nếu có quan hệ qua đường miệng. Tuy nhiên, do ít gặp hơn các dạng giang mai thông thường nên rất khó để nhận biết bệnh. Vì thế, bài viết sau xin chia sẻ những kiến thức cơ bản về bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé.

Bệnh giang mai ở lưỡi

Giang mai là bệnh xã hội do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên và chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn qua các vết thương hở, dùng chung kim tiêm hay vật dụng cá nhân với người bệnh… cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai.

Bệnh giang mai ở miệng nói chung và ở lưỡi nói riêng chủ yếu là do có quan hệ bằng miệng hay hôn nhau với người bệnh, nhất là đối với những ai bị trầy xước ở miệng, chảy máu chân răng…

Bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai ở miệng thường có một số biểu hiện như:

► Có cảm giác nóng rát ở miệng tương tự như bị nhiệt miệng.

► Lưỡi xuất hiện các vết loét nông, màu tím hoặc đỏ, có hình tròn hoặc bầu dục (được gọi là săng giang mai), kích thước của các vết loét thường tăng bất thường.

► Các vết loét này không chỉ mọc ở lưỡi mà còn có thể lan rộng ra hai bên môi, miệng, cổ họng hay amidan.

► Có thể có triệu chứng nóng sốt, đau họng, đau đầu.

► Sau khoảng 2 - 6 tuần, các vết loét thường sẽ biến mất. Sau đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn kế tiếp với những tổn thương mới, và các tổn thương này sẽ xuất hiện ở khắp cơ thể như những trường hợp giang mai thông thường khác.

Phương pháp hỗ trợ điều trị giang mai ở lưỡi hiệu quả

Hỗ trợ điều trị giang mai ở lưỡi cũng tương tự như các trường hợp giang mai thông thường. Chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng kiểm soát sự phát triển và lây lan của các xoắn khuẩn, khắc phục các tổn thương, nâng cao hệ thống miễn dịch. Từ đó, hạn chế sự phát triển của bệnh, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Thông thường, nếu bệnh giang mai giai đoạn 1 và 2, các chuyên gia chỉ kê các loại kháng sinh liều nhẹ. Tuy nhiên với bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối, buộc phải dùng kháng sinh liều cao liên tục trong nhiều ngày để kiểm soát sự phát triển của bệnh.

Do vậy, việc hỗ trợ điều trị giang mai bằng thuốc cần tuân thủ theo đúng phác đồ và hướng dẫn của chuyên gia, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định, để sức khỏe nhanh hồi phục.

Bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả

Ngoài ra, khi điều trị bệnh giang mai, các bệnh nhân cũng nên lưu ý một số điều sau:

► Cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh như: Thời gian mắc bệnh, triệu chứng của bệnh…

► Kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp và phác đồ hỗ trợ điều trị của chuyên gia.

► Thông báo với chuyên gia nếu gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc, để được thay đổi loại thuốc sao cho phù hợp.

► Chú ý điều tiết sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ và không nên thức khuya, cần giặt riêng quần áo để tránh lây nhiễm cho người khác.

► Những ai bị giang mai giai đoạn đầu phải kiêng quan hệ tình dục, vì đây là thời điểm vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ và có khả năng lây lan nhanh.

► Phải tái khám theo đúng lịch hẹn của các chuyên gia.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh giang mai ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả, nếu người bệnh còn có thắc mắc gì thì hãy nhấp vào bảng chat để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người