Những nguyên nhân gây bệnh giang mai bạn cần biết
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh giang mai có xu hướng tăng nhanh. Đây là một trong những bệnh xã hội rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe hay thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Vậy, bệnh giang mai bắt nguồn từ đâu? Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh giang mai cần biết, các bệnh nhân hãy tham khảo để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Những nguyên nhân gây bệnh giang mai cần biết
Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên. Loại vi khuẩn này có sức sống mạnh mẽ, có thể xâm nhập và cư trú ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể như tại niêm mạc hậu môn, miệng, mắt và bộ phận sinh dục.
Những nguyên nhân gây bệnh giang mai
Bệnh giang mai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
→ Quan hệ tình dục không an toàn
Khi có quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ qua đường sinh dục, đường miệng và hậu môn thì đồng nghĩa với việc người bệnh có khả năng bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà trước đó bạn tình đang mắc phải, trong đó có bệnh giang mai.
Nguyên nhân là do các xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở niêm mạc miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục có thể theo các chất dịch tiết ra khi quan hệ đi vào cơ thể và gây bệnh.
Những đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh giang mai qua đường tình dục chủ yếu là những người trẻ tuổi, có đời sống tình dục phong phú và phóng khoáng, có nhiều bạn tình và ít để tâm đến việc sử dụng các biện pháp an toàn khi giao hợp…
→ Thông qua vết thương hở ngoài da
Thông qua các vết thương, đặc biệt sau khi chạm vào vết thương hở của người mắc bệnh giang mai rồi đưa tay lên dụi mắt, chạm vào miệng hoặc bộ phận sinh dục… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
→ Qua vật dụng trung gian
Xoắn khuẩn giang mai không những có thể cư ngụ bên trong cơ thể mà còn có thể tồn tại ở cả môi trường bên ngoài nếu gặp điều kiện thích hợp. Vì vậy, khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng... với người bệnh giang mai thì cũng có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai.
Bở thế, khi có những triệu chứng của bệnh giang mai, các bệnh nhân nên chủ động cách ly để tránh lây truyền bệnh sang cho những người xung quanh.
→ Từ mẹ sang con
Xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai trong quá trình trao đổi giữa cơ thể của mẹ và bé. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao từ tháng thứ 4 của thai kỳ, khi quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
Ngoài ra, khi đến kỳ sinh nở, thông qua đường sinh thường các xoắn khuẩn giang mai ký sinh tại cổ tử cung và âm đạo cũng có thể xâm nhập vào niêm mạc mỏng của thai nhi và gây bệnh.
Những nguyên nhân gây bệnh giang mai
→ Lây nhiễm qua đường máu
Từ giai đoạn thứ 2, các xoắn khuẩn giang mai không chỉ cư trú tại bộ phận sinh dục, mắt, niêm mạc miệng, hậu môn... mà còn có thể xâm nhập vào máu. Khi đó, thông qua đường máu, bao gồm: Truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm... với người mắc bệnh giang mai thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Giang mai là bệnh xã hội rất nguy hiểm, ở giai đoạn cuối bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tim, phá hủy hệ thống thần kinh và cơ xương khớp, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn có thể gây tử vong. Chính vì vậy, khi mắc bệnh giang mai, các bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và hỗ trợ chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.
Với những chia sẻ trên, mong rằng có thể người bệnh hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây bệnh giang mai, từ đó có biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người