Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm cho người bệnh không ?
Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Vậy, bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Bài viết sau xin chia sẻ những biến chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến sức khỏe, nhằm giúp các bệnh nhân sớm có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp và hiệu quả.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV – Human Papilloma Virus gây ra. Khi bị nhiễm bệnh, cơ quan sinh dục hay vùng da, niêm mạc của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt sùi nhỏ, bề mặt sần sùi, có màu trắng, hồng nhạt hay nâu, không gây đau hay ngứa. Ban đầu, các nốt sùi này mọc đơn lẻ, nhưng dần dần nó sẽ lan rộng, phát triển và liên kết thành từng mảng nhìn như hoa mào gà hoặc súp lơ.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Sùi mào gà nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
→ Làm giảm chất lượng cuộc sống
Các nốt sùi ít nhiều sẽ gây đau đớn, khó chịu khi đi lại và vận động. Đặc biệt, chỉ cần một va chạm nhẹ các nốt sùi có thể bị sây xát, chảy máu hoặc bội nhiễm, tụ mủ… gây sốt và mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
→ Ảnh hưởng đến tâm lý
Mặt khác, sùi mào gà có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như: Miệng, mắt, kẽ tay hoặc kẽ chân... Điều này không chỉ khiến các bệnh nhân gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn khiến họ cảm thấy mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
→ Gây tổn thương bộ phận sinh dục
Mắc bệnh sùi mào gà có thể khiến bộ phận sinh dục bị lở loét và gây ra một loạt các bệnh viêm nhiễm như: Viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung hay tử cung…
→ Làm tăng nguy cơ ung thư
Nhiễm bệnh sùi mào gà có thể làm tăng nguy cơ ung thư dương vật ở nam giới và ung thư cổ tử cung ở nữ giới... từ đó có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể tìm thấy virus HPV hầu hết các trường hợp bị ung thư cổ tử cung.
→ Ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và sức khỏe thai nhi
Trong thời gian mang thai, nếu nữ giới mắc bệnh sùi mào gà, các u nhú có xu hướng phát triển nhanh hơn do nồng độ hormone progesterone tăng. Những u nhú này tăng sinh và phát triển mạnh mẽ ở thành âm đạo sẽ làm giảm độ đàn hồi của vùng này, gây khó khăn khi sinh nở.
Bên cạnh đó, thai phụ mắc bệnh sùi mào gà còn có thể lây truyền sang cho thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ qua nước ối, hay qua đường sinh nở tự nhiên khi trẻ đi qua âm đạo và tiếp xúc với chất dịch chứa virus.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Như vậy, có thể nhận thấy sùi mào gà ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, khả năng sinh sản hay thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, khi bị sùi mào gà các bệnh nhân nên chủ động trong việc thăm khám, xét nghiệm và hỗ trợ điều trị bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Lời khuyên
Để phòng tránh mắc bệnh sùi mào gà nói riêng hay các bệnh xã hội nói chung, người bệnh nên: Xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, an toàn và chung thủy với một bạn tình; có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý; vệ sinh vùng kín sạch sẽ; hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân (bồn tắm, khăn mặt, khăn tắm…) với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.
Trên đây là chia sẻ về các biến chứng của bệnh sùi mào gà, mong rằng có thể giúp các bệnh nhân hiểu rõ những nguy hiểm của bệnh này và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
-
Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có chữa khỏi dứt điểm không
-
Nguyên nhân nữ giới bị sùi mào gà là gì? Cách điều trị?
-
Gai sinh dục và sùi mào gà ở nữ khác nhau như thế nào?
-
Giới thiệu 5+ Phòng khám bệnh xã hội TPHCM được nhiều người chọn nhất [TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai - Long An - Tiền Giang]
-
[TP.HCM] Thuốc tránh thai chỉ có Progestin là thuốc gì và những thông tin liên quan