Dấu hiệu mang thai tháng đầu cần biết
Tuần đầu tiên trong thai kỳ thường khó nhận ra bản thân có thai hay không. Vì lúc này, tinh trùng sau khi gặp được trứng thì quá trình thụ tinh vừa bắt đầu. Những ngày cuối cùng của chu kỳ kinh cũng là những ngày đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Tìm hiểu bài viết Dấu hiệu mang thai tháng đầu cần biết để chị em có thêm kiến thức về nhận biết bản thân có thai hay không nhá.
TOP CÁC DẤU HIỆU MANG THAI THÁNG ĐẦU DỄ NHẬN RA
Âm đạo có màu sậm hơn và ra máu
Như đã đề cập, trong giai đoạn từ tuần đầu tiên đến tuần thứ tư, mọi hoạt động thai kỳ chỉ diễn ra ở cấp độ tế bào, Tinh trùng thụ tinh với trứng ở tử cung, bắt đầu hình thành phôi.
Theo Healthyline Media - Mỹ, vào tuần thứ 4 của tháng đầu tiên, ở một số chị em có thể xuất hiện hiện tượng máu báo thai. Hiện tượng này là do phôi phát triển và làm tổ ở lớp nội mạc tử cung. Quá trình làm tổ sẽ khiến lớp nội mạc bị thương và gây chảy máu.
Lượng máu chảy ra này rất dễ bị chị em lầm tưởng với máu kinh nguyệt thông thường. Vì vậy, chị em cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Các cơn đau: có khoảng 28% trên tổng 4,539 người nữ giới (có máu báo thai) bị đau nhẹ khi rỉ máu chảy ra từ vùng kín.
+ Màu máu: có thể màu đỏ, nâu hoặc màu hồng.
+ Lượng máu: rỉ ít và kéo dài, không ra nhiều như máu kinh.
+ Thời gian: máu rỉ chỉ trung bình khoảng ba ngày, và tự dứt hẳn, không cần can thiệp bởi y học.
Lời khuyên của chuyên gia khi có máu báo thai:
+ Không dùng thuốc để điều trị, dễ khiến máu chảy nhiều hơn.
+ Tránh dùng hoặc tiếp xúc các loại chất kích thích như thuốc lá, hay thức uống có cồn như rượu bia.
Bắt đầu có hiện tượng trễ kinh tháng đầu tiên
Sau giai đoạn phôi nang làm tổ ở lớp da lót bên trong tử cung hoàn tất, nhau thai sẽ hình thành và điều tiết hormone hCG (một dạng peptid). Loại hóc-môn này sẽ giúp duy trì và đưa chất dinh dưỡng vào thai nhi, định hình giới tính của đứa trẻ. Bên cạnh đó, hormone này còn giúp buồng trứng ít tích trứng và chậm chín, ngăn quá trình kinh nguyệt diễn ra trong quá trình mang thai.
Thông thường, sau 7 ngày trễ kinh thì chị em có thể mua que thử thai để đo lượng nồng độ hCG thông qua nước tiểu. Khả năng chính xác của phương pháp này dùng que thử thai khá cao.
Lời khuyên:
+ Nếu kết quả thử thai dương tính, chị em nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám lại lần nữa, đảm bảo bản thân đã mang thai.
+ Trao đổi với chuyên gia về các loại thuốc đang sử dụng nếu thật sự bản thân đã có em bé.
Thường hay bị chuột rút
Trứng thụ tinh sau khoảng 6 đến 12 ngày thì cơ thể chị em có hiện tượng chuột rút ở cơ.
Dấu hiệu này cũng thường xảy ra trong giai đoạn kinh nguyệt. Vì thế, thường ít ai để ý bản thân có mang thai hay không. Bên cạnh đó, cơ thể mệt mỏi, làm việc quá sức cũng xảy ra tình trạng này.
Dấu hiệu khí hư bất thường ở vùng kín
Khí hư (hay dịch từ vùng kín) có màu trắng đục hoặc màu trắng cũng là dấu hiệu điển hình của mang thai tháng đầu.
Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng có bệnh phụ khoa đi kèm. Do đó, khi phát hiện khí hư có màu sắc khác thường, nữ giới phải hết sức lưu ý và chủ định đi khám để kịp thời can thiệp, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Ngực có những thay đổi đáng kể
Theo chia sẻ từ Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, ngực của phụ nữ sẽ trở nên căng, đau nhức do máu dồn đến bầu ngực. Bên cạnh đó, khu vực xung quanh đầu núm sẽ trở nên sậm màu hơn.
Dấu hiệu mang thai tháng đầu này diễn ra chỉ sau khoảng 2 tuần khi tinh trùng thụ tinh với trứng thành công.
Lời khuyên:
+ Nếu người nữ cảm thấy khó chịu, hãy mặc áo ngực rộng hơn chút kèm theo massage nhẹ nhàng.
Huyết áp giảm gây mệt mỏi
Do máu được tập trung nhiều đến vùng ngực nên thường chị em trong tháng đầu tiên thai kỳ sẽ cảm thấy mệt mỏi, Ngoài ra, nguyên nhân còn do hormone Progesterone được sản sinh nhiều hơn, lượng đường trong máu giảm.
Lời khuyên:
+ Nữ giới thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp tăng đường huyết khi mệt mỏi.
Tâm lý bất ổn định, mất kiểm soát
Bước vào giai đoạn mang thai, một sự biến chuyển lớn trong cơ thể người mẹ vì nhiều loại hormone được tiết ra và các nội tiết không cần thiết được điều chỉnh giảm. Chính vì thế, người mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm với xung quanh, phản ứng hơi căng thẳng, thường chán nản, lo lắng, khó chịu hoặc hưng phấn quá mức.
Mang thai tháng đầu dễ đi tiểu thường xuyên
Dấu hiệu này cũng không rõ nét và đặc trưng khi mang thai tháng đầu.
Để nhận biết chắc chắn hơn, nếu chị em không thay đổi bất kì thói quen sinh hoạt nào, thì việc đi tiểu nhiều hơn là dấu hiệu đậu thai.
Biểu hiện này diễn ra trong giai đoạn khoảng 1 - 3 tuần sau khi thụ thai thành công.
Ợ nóng dù ăn uống bình thường
Nguồn dinh dưỡng đưa vào cơ thể nuôi thêm đứa trẻ, nên cơ thể có sự điều chỉnh van giữa dạ dày và thực quản trở nên một cách thoải mái hơn. Điều này dẫn đến acid trong dạ dày dễ bị trào ngược, gây ra ợ nóng khó chịu.
Lời khuyên:
+ Nên chia nhỏ các bữa ăn để lượng đưa vào ít đi.
+ Tư thế ngồi thẳng lưng sau ăn để tiêu hóa tốt hơn.
Táo bón, đầy hơi khó tiêu
Sự thay đổi của các hormone không chỉ khiến dịch acid dạ dày dễ trào ngược mà quá trình tiêu hóa cũng diễn ra với nhịp điệu chậm rãi hơn. Nhằm hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, dẫn đến thai phụ dễ bị táo bón và khó tiêu, đầy hơi.
Hi vọng những thông tin về Dấu hiệu mang thai tháng đầu cần biết được tổng hợp từ các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản tốt hơn. Hãy gọi ngay đến hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn kĩ hơn các dấu hiệu bệnh viêm âm đạo nhé.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
-
Các biện pháp tránh thai hiệu quả sau khi phá thai chị em nên biết
-
Chị em thắc mắc chi phí cấy que tránh thai bao nhiêu?
-
Cùng phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu chi phí đặt vòng tránh thai ở Từ Dũ
-
Cùng phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu thuốc tránh thai Newlevo hồng
-
[TPHCM] Bị vỡ kế hoạch có nên phá thai không?