Mẹ bầu cần làm gì để tránh thai nhi bị dị tật?
Ngày nay, dị tật thai nhi dần trở thành nỗi lo lắng lớn đối với các mẹ bầu. Vì vậy việc nắm rõ những kiến thức trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ khi các cơ quan vẫn đang hình thành là hết sức quan trọng. Vậy Mẹ bầu cần làm gì để tránh thai nhi bị dị tật? là những chia sẻ hữu ích và cần thiết trong bài viết dưới đây. Mời các mẹ tham khảo nhé!
CÁC DỊ TẬT BẨM SINH THƯỜNG GẶP Ở THAI NHI
Dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong quá trình mang thai sẽ được phân loại theo dị tật cấu trúc, chức năng và sự phát triển.
Dị tật về cấu trúc
Là tình trạng khi một bộ phận cơ thể của thai nhi trong quá trình hình thành bị mất hoặc bị biến dạng. Các khuyết tật cấu trúc có thể là:
+ Khiếm khuyết tim
+ Sứt môi hở hàm ếch, khi có sự mở hoặc phân chia ở môi hoặc vòm miệng
+ U nang, khi tủy sống không phát triển đúng cách
+ Bàn chân vẹo, khi bàn chân chỉa vào trong thay vì chỉa ra ngoài
Dị tật về chức năng và phát triển
Các dị tật bẩm sinh chức năng hoặc phát triển khiến một bộ phân cơ thể hoặc hệ thống không hoạt động bình thường. Những dị tật này thường gây ra khiếm khuyết về mặt trí não hoặc sự phát triển. Các dị tật bẩm sinh chức năng hoặc phát triển bao gồm các dị tật về chuyển hóa, các vấn đề về cảm giác, và các vấn đề về hệ thống thần kinh. Các khuyết tật về chuyển hoá gây ra các vấn đề về mặt hóa học ở cơ thể của trẻ.
Các khuyết tật về chức năng hoặc phát triển bao gồm:
+ Hội chứng Down: gây ra sự đình trệ trong việc phát triển thể chất và tinh thần
+ Bệnh hồng cầu lưỡi liềm, xảy ra khi các tế bào hồng cầu trở nên méo mó
+ Xơ nang gây tổn thương phổi và hệ tiêu hóa
Tuy nhiên, việc phát hiện thai nhị bị dị tật còn là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều vì có những trường hợp được phát hiện trước khi sinh nhờ vào các phương pháp chẩn đoán trước sinh hiện đại, nhưng có những trường hợp chỉ phát hiện sau khi em bé được sinh ra. Vì vậy việc xác định rõ nguyên nhân gây ra sẽ giúp các mẹ bầu biết nên thực hiện sàng lọc trước sinh như thế nào.
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG THAI NHI BỊ DỊ TẬT?
Việc xác định rõ nguyên nhân gây ra sẽ giúp các mẹ bầu biết nên làm gì để giảm thiểu khả năng trẻ bị mắc dị tật. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các dị tật ở thai nhi.
1. Mang thai khi tuổi đã cao
Theo nghiên cứu của khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ không nên mang thai ngoài 35 tuổi vì khi ở độ tuổi cao, trứng của người mẹ thường không còn được đảm bảo, trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể sẽ dễ xảy ra lỗi dẫn đến bất thường về di truyền nên việc sinh con mắc dị tật bẩm sinh hơn người trẻ tuổi.
2. Mang thai khi mắc các bệnh truyền nhiễm
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ mang thai nếu nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… sẽ dễ khiến trẻ mắc các dị tật. Các bệnh như đái tháo đường, Lupus ban đỏ mà mẹ mắc trong thời gian mang thai cũng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
3. Bố mẹ có mắc bệnh di truyền hoặc có tiền sử sinh con bị dị tật
Nếu bố mẹ mắc bệnh di truyền thì khả năng cao sẽ gặp bệnh đó ở thai nhi. Không chỉ vậy, nếu bố mẹ khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh hoặc mẹ bị sảy thai, sinh non, dị dạng thì cũng vẫn có khả năng cao.
4. Tiếp xúc với chất phóng xạ hay chất độc hại khi mang thai
Môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Khi thai phụ tiếp xúc với các loại thuốc hay hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, chất kích thích (rượu, thuốc lá…) sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt, chụp X – quang trong quá trình mang thai có thể gây ra dị tật nghiêm trọng. Sẽ có trường hợp thai phụ không biết mình đang mang thai và vô tình chụp X – quang. Cần lưu ý đến vấn đề này.
5. Tự ý sử dụng thuốc khi mang thai
Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc trong thai kỳ khi không được chỉ định của chuyên gia. Cần hiểu rằng điều này có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi.
6. Thai phụ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Suốt quá trình mang thai, việc giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái cân bằng và thoải mái sẽ khiến cho thai nhi càng phát triển về trí tuệ lẫn thể chất. Nếu mẹ bầu thường xuyên lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch…
MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH THAI NHI BỊ DỊ TẬT?
Thiết lập chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh và hợp lí từ trước và trong thai kì là điều mà các bà bầu nên đặc biệt chú ý để tránh nguy cơ bị dị tật thai nhi cũng như giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất.
Chị em cần bổ sung đủ 400mgc axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh ở cột sống và não. Những khuyết tật về ống thần kinh cũng có nguyên nhân do thiếu dưỡng chất này nên phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý.
Nên bổ sung đủ axit-folic mỗi ngày và các vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như B9, sắt, canxi, DHA qua nguồn thực phẩm.
Nói không với rượu, bia và các chất kích thích
Thai phụ trong quá trình mang thai tuyệt đối không nên uống rượu, bia cũng như sử dụng các chất kích thích và gây nghiện vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.
Uống rượu sẽ làm giảm sự lưu thông trong máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng cũng như dưỡng khí qua thai nhi sẽ bị suy yếu, tăng khả năng gây dị tật thai nhi.
Phụ nữ mang thai nên cách ly với thuốc lá ( chủ động và thụ động) vì thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phổi và não của thai nhi
Tránh tiếp xúc độc tố từ môi trường
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh xa những hóa chất độc hại, tránh các loại vi trùng, ký sinh trùng bằng cách giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh. Bạn cần lưu ý tránh xa phân mèo vì trong chúng có chứa ký sinh trùng toxoplasmosis – nguyên nhân gây tổn thương não nghiêm trọng ở thai nhi.
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ giúp thai phụ nắm bắt được tình hình của thai nhi cũng như sớm phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có. Từ đó chuyên gia sẽ đưa ra các cách xử lý nếu phát hiện thai nhi bị dị tật. Hiện nay siêu âm thai cũng giúp phát hiện sớm các trường hợp dị dạng thai nhi.
Ngoài ra thai phụ cũng nên uống thuốc theo chỉ định của chuyên gia trong quá trình mang thai, tránh uống thuốc bừa bãi gây hại cho thai nhi.
Khám phụ khoa định kỳ
Việc khám phụ khoa định kỳ rất quan trọng đối với chị em phụ nữ đặc biệt với những người chuẩn bị và đang mang thai. Việc làm này giúp giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm vùng kín và an toàn hơn cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu khi sinh nở.
Tiêm phòng đầy đủ
Trước khi mang thai từ 3-6 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng thể và tiêm phòng những bệnh cần thiết như cúm, rubella… để tránh nguy cơ mắc khi mang thai. Bạn cũng cần tham khảo thêm chuyên gia về cách phòng ngừa bệnh tật khi mang thai và biết cách tự chăm sóc mình tốt nhất khi bầu bí.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ hữu ích và cần thiết mà các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã mang đến cho các mẹ bầu để có cách chuẩn bị và phòng tránh tình trạng thai nhi bị dị tật
Nếu có thắc mắc liên quan tới vấn đề này, hãy để lại lời nhắn chúng tôi sẽ giải đáp một nhanh nhất cho các bạn hoặc liên hệ với phòng khám Hoàn Cầu qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người