Nguyên Nhân Gây Trễ Kinh 2 Tháng ? Phương Pháp Điều Trị Như Thế Nào ?
Trễ kinh là tình trạng thường gặp ở không ít phụ nữ. Tuy nhiên, việc chậm kinh 2 – 3 tháng nhưng không phải có thai, hiện tượng trễ kinh kéo dài khiến chị em lo lắng. Để giải đáp cho vấn đề trễ kinh 2 tháng nguyên nhân do đâu, phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Như thế nào là trễ kinh ?
Trễ kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ kéo dài khoảng 28 – 35 ngày, nếu nguyệt san tới trước hoặc sau thời điểm này khoảng 3 – 5 ngày thì vẫn được coi là bình thường, không đáng lo ngại nhưng nếu sau khoảng thời gian này nhưng kỳ kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì chị em đã bị chậm kinh.
Trễ kinh 2 tháng nguyên nhân do đâu ?
Các chuyên gia phụ khoa cho biết, việc trễ kinh không nhất định là dấu hiệu của có thai. Hiện tượng này đôi khi là dấu hiệu bệnh lý, hay phản ánh tình trạng sức khỏe ở nữ giới. Vì vậy trễ kinh có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:
Mang thai khiến cơ thể bị trễ kinh
Việc chậm kinh nguyên nhân phổ biến có thể do bạn đang mang thai. Để kiểm tra chính xác bạn có thể dùng que thử thai. Sử dụng que thử sau khi chậm kinh được 1 tháng. Nếu 2 vạch thì có thể bạn đã mang thai, còn 1 vạch có nghĩa chậm kinh do nguyên nhân khác như bạn đang mắc các bệnh lý.
Việc kiểm tra bằng que thử thai vẫn có thể xảy ra sai sót và không chính xác nên để biết chính xác trễ kinh 2 tháng là do mang thai hay mắc bệnh phụ khoa, các chị em cần đến các cơ sở y tế sản phụ khoa để siêu âm và làm xét nghiệm.
Chị em phụ nữ trễ kinh 2 tháng do mang thai
Một số nguyên nhân bệnh lý gây trễ kinh 2 tháng
Bệnh viêm phụ khoa: Đây được xem như nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến chị em bị chậm kinh. Một số bệnh phụ khoa thường kèm theo dấu hiệu chậm kinh như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, suy buồng trứng….
Đây đều là các bệnh phụ khoa ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó khi bị chậm kinh kèm theo các biểu hiện như: máu kinh vón cục, khí hư có mùi hôi hoặc màu sắc lạ, đau bụng dưới, ngứa vùng kín…. Bạn cần nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế chuyên phụ khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Rối loạn nội tiết tố: Có thể nói rằng, nội tiết giúp cân bằng thì kinh nguyệt đều đặn. Khi có bất thường nào đó xảy ra, khiến cho cả vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Mắc bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp là bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra một cách cân bằng. Khi tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có khả năng gây ra những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt của bạn.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và khả năng rụng trứng của cơ thể, từ đó gây trễ kinh 2 tháng, vô kinh…
Một số nguyên nhân khác khiến cơ thể bị trễ kinh
Stress, căng thẳng: Nữ giới thường xuyên bị căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến thần kinh trung ương bị ức chế, gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động của cơ thể, một trong số đó là gây gián đoạn quá trình rụng trứng ở nữ giới và gây ra chậm kinh.
Giảm cân quá đà: Với các bạn nữ đang trong quá trình giảm cân thì việc trậm kinh hoặc mất kinh rất có thể xảy ra. Nguyên nhân là do việc giảm cân quá mức gây ảnh hưởng ở vùng dưới đồi – cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Dẫn đến cơ thể không sản xuất đủ lượng estrogen cho kỳ kinh gây ra chậm kinh.
Vận động quá sức: Việc tập luyện thể thao cường độ cao nhưng không bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khiến thiếu hụt lượng hormone estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến trễ kinh.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc trị cao huyết áp, thuốc dùng trong hóa trị… có thể gây ra tác dụng phụ làm chậm kinh nguyệt.
Sử dụng chất kích thích: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục nữ, khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt hoặc chậm kinh kéo dài.
Trễ kinh 2 tháng do bệnh lý và một số nguyên nhân khác
Trễ kinh 2 tháng nên làm gì ?
Khi tình trạng trễ kinh kéo dài bạn cần đến gặp chuyên gia để thăm khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Việc sớm phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn giúp ích cho việc điều trị bệnh dứt điểm, đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho bản thân. Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ uy tín được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng và lựa chọn làm nơi thăm khám tại TPHCM.
Đến đây, chị em phụ nữ sẽ được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao với nhiều ưu điểm như:
⇒ Phòng khám đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ tiện nghi và có máy móc tối tân được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
⇒ Đội ngũ chuyên gia, các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao.
⇒ Điều trị trễ kinh bằng những biện pháp khác nhau như: Dùng thuốc, phương pháp Oxygen chữa trị trễ kinh do viêm phụ khoa, phương pháp dao Leep chữa trị trễ kinh do viêm lộ tuyến cổ tử cung… mang lại hiệu quả chữa trị tích cực.
⇒ Chi phí khám – điều trị bệnh phụ khoa hợp lý, công khai một cách rõ ràng và minh bạch.
Điều trị bệnh liên quan đến kinh nguyệt hiệu quả tại phòng khám Hoàn Cầu
Ngoài ra, các chị em cần phải chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh như:
♦ Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức khuya hay làm việc quá sức.
♦ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế hoặc không nên sử dụng các chất kích thích và bia rượu thường xuyên.
♦ Không nên tiếp tục quan hệ tình dục khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
♦ Tập thể dục nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe và nâng cao khả năng đề kháng.
♦ Nên khám phụ khoa định kỳ để nhanh chóng phát hiện những nguyên nhân gây trễ kinh cũng như các bệnh lý phụ khoa khác, từ đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trễ kinh 2 tháng, hi vọng bài viết này sẽ giúp chị em phụ nữ có cái nhìn cụ thể và bao quát hơn về vấn đề này. Nếu còn có thắc mắc liên quan đến bệnh lý và cách điều trị, các chị em hãy nhấp vào khung chat để được tư vấn, giải đáp chi tiết hơn.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người