Những tác hại của bệnh giang mai như thế nào ?
Giang mai là bệnh xã hội phổ biến và chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn, bệnh thường gặp nhất ở những nam giới, phụ nữ có lối sống tình dục phóng khoáng. Vậy, bệnh giang mai có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của bệnh giang mai được chia sẻ trong bài viết sau, từ đó có biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.
Những tác hại của bệnh giang mai
Những tác hại của bệnh giang mai
Giang mai là bệnh xã hội khá phổ biến, do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Khi mắc phải bệnh này, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ làm thay đổi kết cấu của xoắn khuẩn giang mai, gây kháng thuốc. Từ đó khiến dẫn đến bệnh phát triển nặng nề và gây ra nhiều tác hại, biến chứng khôn lường như:
→ Tác động đến hệ thần kinh trung ương
Bệnh giang mai có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây suy giảm chức năng thần kinh thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng co thắt, bại liệt… với những biểu hiện như:
Rối loại cảm giác: Người bệnh thường nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức ở chi dưới, hay có thể đau từ mặt xuống tận chân, các cơn đau thường ngắn, xuất hiện ngẫu nhiên nhưng rất dữ dội. Bước đi khập khiễng, bước đi dài ngắn, cao thấp không đồng đều, ở giai đoạn cuối người bệnh thường gặp nhiều khó khăn khi đi lại.
Rối loạn chức năng co thắt: Các xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương đốt thứ 2 - 4 ở lưng, ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang, có thể dẫn đến bí tiểu và tiểu không kiểm soát.
→ Gây tàn tật hoặc tử vong
Xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập, gây bệnh và phá hủy hầu hết các tế bào, cơ quan, bộ phận trên cơ thể người. Nếu không ngăn chặn kịp thời có thể gây tàn tật hay nguy hiểm hơn là gây tử vong.
→ Ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu và các cơ quan nội tạng
Bệnh có thể gây ra các hiện tượng như: Viêm động mạch chủ, tắc nghẽn động mạch chủ…
Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng: Thường gặp hơn hết là các vấn đề ở dạ dày với những biểu hiện như phần bụng trên thường có những cơn đau đột ngột, lồng ngực có cảm giác co thắt, buồn nôn và thậm chí là nôn, có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các hiện tượng đau bụng, tiêu chảy, nuốt thức ăn và hô hấp khó khăn, trực tràng đau buốt, khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.
→ Phá hoại hệ thống cơ xương khớp
Xoắn khuẩn giang mai còn có thể xâm nhập và phá hủy hệ xương khớp, gây viêm khớp, chủ yếu là các khớp ở hông, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng hay chi trên. Ban đầu là viêm khớp, dần dần các khớp sẽ không ngừng bị tổn hại khiến cấu trúc xương cũng bị tổn hại theo, gây thoát vị và gãy xương, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tàn tật.
Những tác hại của bệnh giang mai
→ Gây vô sinh – hiếm muộn
Xoắn khuẩn giang mai còn có thể phá hủy một số cơ quan sinh dục như: Tinh hoàn và mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng… Khi những cơ quan này bị tổn thương có thể làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở cả nam và nữ giới.
Đặc biệt, nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh giang mai thì rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu và lây truyền bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ. Trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh có thể bị mù lòa, trí tuệ kém phát triển hay bị tim bẩm sinh…
Như vậy, có thể nhận thấy giang mai là bệnh rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa đến tính mạng. Do vậy, khi có dấu hiệu của bệnh giang mai, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế và để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hy vọng, qua những chia sẻ trên có thể giúp các bệnh nhân biết được những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người