Tổng hợp những lưu ý trước khi siêu âm thai kỳ bạn nên biết
Siêu âm thai kỳ là một việc vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thai phụ và cả thai nhi. Đây là cách để giúp các mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Dưới đây là tổng hợp những lưu ý trước khi siêu âm thai kỳ mà các mẹ bầu nên quan tâm.
Tổng hợp những lưu ý trước khi siêu âm thai kỳ
Những lưu ý trước khi siêu âm thai kỳ
Dưới đây là những lưu ý trước khi đi siêu âm thai kỳ:
→ Sử dụng que thử thai để kiểm tra
Thông thường khi mang thai tuần thứ 2 mẹ bầu sẽ có một số dấu hiệu như: Buồn nôn, chậm kinh, ra máu báo thai, mệt mỏi, nghén…
Lúc này các mẹ hãy thử thai trước bằng que thử, bởi thai nhi còn quá nhỏ nên có đi siêu âm thì cũng khó có thể thấy được sự xuất hiện phôi thai.
Phải đến tuần thứ 5 khi mà thai nhi đã to hơn và ổn định vị trí trong tử cung thì siêu âm mới hiển thị được hình ảnh.
→ Tìm hiểu kiến thức về siêu âm thai
Trước khi siêu âm thai các mẹ bầu cần trang bị những kiến thức về siêu âm thai để hiểu rõ hơn về quá trình siêu âm và các phương pháp siêu âm như: 2D, 3D, siêu âm đầu dò...
Ngoài ra các mẹ bầu cũng cần phải nắm rõ được lịch khám và siêu âm trong thai kỳ, bởi việc siêu âm đúng thời điểm sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán sớm những bất thường của thai nhi.
→ Những thời điểm quan trọng
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, những lưu ý trước khi đi siêu âm thai chị em cần lưu ý là thời điểm nên đi siêu âm, có 3 thời điểm bắt buộc mà các mẹ bầu cần ghi nhớ:
Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm thai kỳ
⇒ Tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm siêu âm thai khá quan trọng, vì lần siêu âm này chuyên gia có thể xác định chính xác độ tuổi của thai nhi. Ngoài ra, chuyên gia còn có thể đo được khoảng sang sau gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…
⇒ Từ tuần 18 – 22 của thai kỳ: Thời điểm này cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, tay và chân của thai nhi đều có thể nhìn thấy được. Do vậy, trong giai đoạn này siêu âm sẽ giúp chuyên gia kiểm tra xem thai nhi có dị tật gì không, nhằm phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.
⇒ Từ tuần 28 – 32 của thai kỳ: Đây là giai đoạn để phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim và cấu trúc não. Ở giai đoạn này, siêu âm còn giúp chuyên gia kiểm tra xem dây rốn còn đủ tốt để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi bào thai hay không. Ngoài ra còn xác định tình trạng nước ối là đục hay trong, nhiều hay ít.
→ Lựa chọn nơi siêu âm
Hiện nay, có rất nhiều phòng khám sản phụ khoa thực hiện siêu âm thai. Do vậy mẹ bầu nên tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn phòng khám phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Nếu vẫn còn đang phân vân, chị em hãy nhấp vào bảng tư vấn bên dưới của chúng tôi để được tư vấn tận tình những lưu ý trước khi đi siêu âm thai cũng như địa chỉ siêu âm thai uy tín.
Những lưu ý trước khi đi siêu âm thai
► Uống nhiều nước: Trước khi siêu âm, chị em cần uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang đầy nước. Bởi kích cỡ tử cung nhỏ nằm trong xương chậu và bị che lấp bởi ruột nên các tia sóng của máy siêu âm không đi qua được để tiếp xúc với tử cung. Uống nhiều nước giúp đẩy ruột ra và tử cung lên giúp cho sóng âm đi nhanh và hình ảnh trong tử cung cũng rõ nét hơn.
► Mặc đồ rộng rãi và thoải mái khi đi siêu âm: Bởi vì khi siêu âm mẹ bầu sẽ phải lộ vùng bụng bầu để chuyên gia bôi gel và di chuyển thiết bị đầu dò để hình ảnh hiển thị chính xác và rõ nét hơn.
► Muốn biết chính xác xem thai nằm ngoài tử cung hay trong tử cung, chị em có thể yêu cầu chuyên gia siêu âm qua ngã âm đạo thay vì siêu âm ở ngoài vùng bụng.
Trên đây là những chia sẻ tổng hợp về những lưu ý trước khi đi siêu âm thai đến các mẹ bầu. Nếu vẫn còn thắc mắc cần tư vấn thêm, chị em hãy nhấp vào bảng chat online bên dưới để trực tiếp trò chuyện với các chuyên gia chuyên khoa.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người