• icon phone

    Hotline sức khỏe: 028 3923 9999

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo như thế nào?

Ngày đăng : 12-03-2024 - Lượt xem : 55

Nhiễm khuẩn âm đạo đã trở thành một trong những vấn đề phổ biến và không còn xa lạ với mỗi phụ nữ. Vấn đề hầu hết chị em đều quan tâm là phác đồ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ pháp đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng để giúp chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản và vùng kín luôn sạch sẽ.

Nhiễm khuẩn âm đạo là gì?

Nhiễm khuẩn âm đạo là một vấn đề phụ khoa phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44. Có ước tính khoảng 75% phụ nữ từng trải qua nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm khuẩn âm đạo, hay còn được biết đến là viêm âm đạo, xuất phát từ sự tăng sinh vi khuẩn trong âm đạo, dẫn đến kích ứng, sưng, viêm, tiết nhiều dịch và mùi hôi sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt, các khu vực như niệu đạo, bàng quan và vùng da ở khu vực sinh dục cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các vi khuẩn thường gây ra nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm Mobiluncus, Gardnerella, Bacteroides và Mycoplasma. Khi nhiễm bệnh, các vi khuẩn này phát triển nhanh chóng, trong khi các vi sinh vật có ích lại giảm sút.

Để xác định nhiễm khuẩn âm đạo, thường sẽ tiến hành xét nghiệm vi sinh từ dịch âm đạo và tế bào, nhằm đánh giá có dấu hiệu của vi khuẩn gây nhiễm trùng hay không. Từ đó, chuyên gia y tế sẽ đề xuất phác đồ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo phù hợp.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo

Vi khuẩn là yếu tố chính gây ra sự mất cân bằng và phát triển bệnh viêm âm đạo. Thường thì, các vi khuẩn có lợi như lactobacilli sẽ chiếm ưu thế trong các vi khuẩn gây hại trong âm đạo. Tuy nhiên, trong môi trường phù hợp, số lượng vi khuẩn có hại có thể tăng đột ngột, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Kết quả là, sự giảm số lượng vi khuẩn có lợi dẫn đến việc nhiễm khuẩn âm đạo.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, bao gồm:

Mang thai.

Hút thuốc lá.

Có mối quan hệ tình dục mới hoặc có nhiều đối tác tình dục.

Quan hệ tình dục không pháp an toàn hoặc tác dụng phụ phương pháp tránh thai.

Sự thiếu hụt vi khuẩn có ích (lactobacilli) từ khi sinh ra.

Thiếu vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách.

Hệ thống miễn dịch yếu.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo thường ảnh hưởng tiêu cực sinh hoạt hằng ngày của chị em, gây ra nhiều bất tiện với các biểu hiện nhận biết phổ biến sau:

Cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng âm hộ, âm đạo.

Mùi hôi từ âm đạo, đặc biệt là sau quan hệ tình dục.

Dịch tiết âm đạo mỏng, thường có màu trắng, xám hoặc xanh lá cây.

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Các triệu chứng này khác biệt với triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo. Trong trường hợp nhiễm nấm âm đạo, dịch tiết thường đặc và màu trắng mà không có mùi.

Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị viêm âm đạo mà không có biểu hiện hoặc triệu chứng rõ ràng.

Chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo

Để đưa ra chẩn đoán về nhiễm khuẩn âm đạo, chuyên gia y tế sẽ dựa vào bệnh sử của bệnh nhân cùng các triệu chứng, kết hợp với việc xét nghiệm và thu thập mẫu dịch tiết từ âm đạo. Các phương pháp kiểm tra thường được sử dụng để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn bao gồm:

Soi tươi

Chuyên gia sẽ thu mẫu dịch tiết âm đạo từ bệnh nhân, sau đó trộn với dung dịch nước muối sinh lý và đặt lên lam kính để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi. Qua quan sát này, chuyên gia sẽ tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng, cũng như đánh giá sự hiện diện của bạch cầu và vi khuẩn Trichomonas vaginalis, từ đó đưa ra kết luận về việc có nhiễm khuẩn âm đạo hay không.

Nghiệm pháp Whiff

Mẫu dịch tiết âm đạo sẽ được trộn thêm dung dịch KOH để phát hiện sự có mùi hôi hoặc không. Mùi hôi tạo ra sau khi sử dụng phương pháp Whiff là một dấu hiệu tiêu biểu cho nhiễm trùng âm đạo do Gardnerella vaginalis.

Đo độ pH của âm đạo

Độ pH của âm đạo ở người bình thường sẽ dao động từ 3.8 đến 4.8. Khi nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra, độ pH sẽ tăng lên, đạt từ 4.5 đến 7.0.

Nhuộm Gram

Đây là một kỹ thuật sử dụng tăm bông chứa mẫu bệnh phẩm để phủ lên lam kính, sau đó thực hiện nhuộm Gram. Phương pháp này có thể phát hiện được vi khuẩn Lậu, Gardnerella vaginalis hoặc nấm men Candida albicans.

Phương pháp PCR

Đối với các trường hợp nhiễm trùng mạn tính, triệu chứng khó phát hiện hoặc không xác định được nguyên nhân gây bệnh bằng các phương pháp truyền thống, phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) là công cụ chẩn đoán hữu ích để xác định vi khuẩn như Lậu, Chlamydia, Mycoplasma...

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn âm đạo có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này. Do đó, việc điều trị là rất cần thiết và phác đồ điều trị cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Phụ nữ không mang thai

Đối với phụ nữ không mang thai, lựa chọn điều trị ưu tiên bao gồm Metronidazol 500mg uống hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày.

Lựa chọn thay thế có thể là Clindamycin 300mg uống hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày hoặc Secnidazol 2g uống một lần duy nhất.

Tuy nhiên, không khuyến khích điều trị cho bạn tình của bệnh nhân nhiễm khuẩn âm đạo.

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc gel bôi âm đạo chứa Metronidazol và Clindamycin kèm theo.

Phụ nữ mang thai

Trong trường hợp phụ nữ mang thai, không khuyến cáo thực hiện sàng lọc nhiễm trùng âm đạo, vì không có bằng chứng cho thấy việc điều trị nhiễm trùng âm đạo không triệu chứng có thể giảm nguy cơ sinh non. Nếu có kế hoạch chấm dứt thai kỳ, nên điều trị nhiễm trùng âm đạo không triệu chứng ở phụ nữ mang thai. Điều trị trước khi phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với phụ nữ mang thai có triệu chứng, có thể giảm triệu chứng bằng cách sử dụng Metronidazol 500 mg uống hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày hoặc Clindamycin 300 mg uống hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày. Không có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với Metronidazol trong ba tháng đầu thai kỳ gây ra dị tật bẩm sinh. Theo CDC, không có chống chỉ định tuyệt đối cho việc sử dụng Metronidazol trong ba tháng đầu thai kỳ. Cũng có thể bổ sung lactobacillus sau quá trình điều trị viêm âm đạo.

Như vậy, khi gặp bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn âm, bạn hãy đi khám ngay. Nếu để lâu, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục và hàng ngày của bạn. Hãy chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp.

Nếu bạn chưa biết khám và điều trị ở đâu hiệu quả thì hãy đến Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu, đây là một địa chỉ uy tín chuyên chữa trị nhiễm khuẩn âm đạo cho chị em. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Hơn nửa, môi trường Thăm khám – Chữa bệnh sạch sẽ cùng với thiết bị y tế tân tiến giúp quá trình khám và điều trị diễn ra nhanh chóng và an toàn. Đến với Hoàn cầu, chị em được tư vấn tận tình về những vấn đề phụ khoa thầm kín.

Với những thông tin về phác đồ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo được chia sẻ ở trên, hy vọng giúp chị phát hiện và chữa trị kịp thời để bảo vệ vùng kín khỏe mạnh. Nếu có thắc mắc khác, bạn đừng chần chừ hãy bấm ngay vào bảng chat cuối bài để được hỗ trợ nhé!

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người